Chính sách chính trị đối nội Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa)

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Đảng Cần lao Nhân vị do Ngô Đình Nhu chủ trương chiếm ưu thế trên chính trường.

Cùng với đảng Cần lao Nhân vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Trần Chánh Thành nguyên là Quốc vụ Khanh được bổ làm Bộ trưởng Thông tin và Thanh niên, kiêm lãnh tụ Phong trào Cách mạng Quốc gia. Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng hay còn gọi là Thanh niên Cộng hòa để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn. Hội đoàn này tính đến năm 1960 đã đào tạo hơn 116.000 thành viên hoạt động ở miền quê.[61] Thủ lãnh là Ngô Đình Nhu. Đối với phụ nữ thì có Phong trào Phụ nữ Liên đới cũng thành lập từ năm 1958 để vận động phái nữ. Thủ lãnh là Trần Lệ Xuân. Tính đến năm 1955 thì Đảng Cần lao có 10.000 đảng viên. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000.[62]

Đàn áp một số lực lượng đối lập

Chính phủ còn có những biện pháp cản trở và cấm đoán hoạt động của các đảng phái đối lập. Bắt đầu từ Tháng Bảy năm 1956 Bí thư Đảng Xã hội bị bắt giam. Nguyễn Thành Danh (bí thư Việt Nam Phục quốc Hội) cùng Trung úy Nguyễn Văn Phước, Trần Văn Ân, Nguyễn Hữu Than cũng bị kết tội thông đồng với lực lượng chống chính phủ.[63] Mật khu Đảng Đại ViệtViệt Nam Quốc dân Đảng từ Quảng Trị xuống Phú Yên đều bị giải tán và nhân sự bị bắt giữ.[64] Xứ trưởng Trung Việt của Đảng Đại ViệtHà Thúc Ký bị bắt giam vì âm mưu ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm[65] còn Nguyễn Tôn Hoàn phải lưu vong.[66]

Gia đình trị

Một cáo buộc về Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa là việc dung túng và trao quyền cho những người trong gia đình mà không có cơ chế gì để kiểm soát họ. Hậu quả là quyền lực tập trung vào một gia đình duy nhất, nhất là những nhân vật không có chức vị chính thức gì cả mà nắm nhiều quyền trong chính phủ. Cố vấn Ngô Đình NhuNgô Đình Cẩn là hai người giữ vai trò chủ chốt tuy không có địa vị nào căn cứ theo Hiến pháp hiện hành lúc bấy giờ.

Bầu cử Quốc hội khóa II năm 1959

Chiếu theo Hiến pháp 1956 thì cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức lần thứ nhì năm 1959 với 441 ứng cử viên đua nhau 123 ghế. Khối ủng hộ chính phủ chiếm 79% số phiếu và 89 ghế. Những khu vực thiếu an ninh nhất lại là những vùng ủng hộ chính phủ nhiệt thành nhất với 84% số phiếu trong khi Đô thành Sài Gòn tỷ số ủng hộ chính phủ rút xuống còn 42%.[67] Một số sự kiện bất thường phải kể vụ ứng cử viên bác sĩ Phan Quang Đán, lãnh tụ khối Dân chủ và chủ nhiệm báo Thời luận. Ông đắc cử ở khu 2 Sài Gòn với 35.000 phiếu, đánh bại ứng cử viên của đảng Cần lao nhưng bị tòa kết tội hối lộ nên bị loại, không được nhậm chức.[68].

Bầu cử Tổng thống năm 1961

Tháng Tư năm 1961 Việt Nam Cộng hòa mở cuộc bầu cử tổng thống. Ba ứng cử viên chính nhập cuộc là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Đình Quát, và Hồ Nhựt Tân. Kết quả với 75% cử tri đi bầu là liên danh Ngô Đình Diệm-Nguyễn Ngọc Thơ tái đắc cử với 88% số phiếu; liên danh Hồ Nhựt Tân-Nguyễn Thế Truyền 7%; và Nguyễn Đình Quát-Nguyễn Thành Phương 4%.[69]

Bầu cử Quốc hội khóa III năm 1963

Cuộc bầu cử Quốc hội khóa thứ III được tổ chứ vào ngày 27 Tháng Chín năm 1963 trong tình hình sôi động giữa chính phủ và khối Phật giáo. Trước đó ba tháng thượng tọa Thích Quảng Đức đã tự thiêu đế phản đối chính sách bất bình đẳng đối với Phật giáo. Trong số 6.809.078 cử tri toàn quốc thì 6.329.831 người đi bầu, tức là hơn 92%. Kỳ bầu cử đó Trần Lệ Xuân đại diện khu 4 tỉnh Long An tái đắc cử với 47.406 lá phiếu. Ngô Đình Nhu đại diện khu 1 tỉnh Khánh Hòa cũng tái đắc cử với 53.879 lá phiếu.[70] Quốc hội khóa này chưa kịp nhậm chức thì cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm xảy ra.

Vấn đề Hoa kiều

Đối với Hoa kiều vốn bị liệt là ngoại kiều từ thời Pháp thuộc, chính phủ chủ trương ép họ hội nhập bằng những biện pháp kinh tế, văn hóa và pháp luật. Ai không đăng bộ nhập tịch công dân bị ép hồi hương.

Chính sách chống Cộng

Chính phủ cũng phát động chiến dịch Tố cộng và Diệt cộng từ mùa hè năm 1955[71]. Thành phần Việt Minh không tập kết ra Bắc bị đưa ra trước công chúng và bắt tự kiểm điểm để khước từ chủ nghĩa Cộng sản. Chiếu theo Điều 7 của Hiến pháp 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản.[72] Đạo luật 10/59 ban hành Tháng Năm, 1959 tăng mức hình phạt cho những ai liên hệ đến chủ nghĩa Cộng sản và mở thêm một hệ thống Tòa án Quân sự Lưu động để xử bị cáo.[57] Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1960 thì có 48,250 người bị bắt giam vì tội danh "cộng sản".[73]

Cũng trong thời kỳ đó bạo động khủng bố gia tăng với lực lượng Cộng sản sát hại nhiều giới chức địa phương. Năm 1959 có 193 vụ ám sát và đến năm 1960 đã tăng lên hơn 1.400 nạn nhân, biến vùng nông thôn miền Nam thành nơi nguy hiểm khó lường.[74]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa) http://www.calitoday.com/news/view_article.html?ar... http://bimatcs.googlepages.com/ChienTranhHoa-Viet1... http://www.haingoaiphiemdam.com/Tham-khao/NH%C3%82... http://hienphap.com/?p=6 http://www.nsvietnam.com/online/binhluan/040509-tu... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://vietnamlawexpert.com/ http://viettouch.com/trungsis/ http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent...